New York City, April 11, 2025 – In the gentle spring drizzle and slightly chilly weather, New York City officially inaugurated “Thích Nhất Hạnh Way” at the intersection of Broadway and West 109th Street, honoring the globally revered Zen master Thích Nhất Hạnh. A Vietnamese poet, author, monk, and peace activist, Thích Nhất Hạnh is widely recognized as the “father of mindfulness” for introducing the practice to the West and inspiring millions through his teachings on engaged Buddhism and mindful living.
Participants gather at the unveiling of “Thích Nhất Hạnh Way” in New York City, April 11, 2025.
A Meaningful Spring Day
Despite the cold temperatures, hundreds gathered at the intersection of West 109th Street and Broadway, just steps away from 306 West 109th, where Thích Nhất Hạnh shared a fifth-floor studio in 1962-1963 with his former roommate and fellow student, now Reverend Stephen Headley. The participants included monastics from Blue Cliff Monastery in New York, Deer Park Monastery in California, lay practitioners from Plum Village-affiliated communities in the New York area, and supporters from across the country, with some traveling from as far as California and Vietnam. To accommodate the ceremony, the NYPD closed off a section of West 109th Street near Broadway. The street sign, shrouded in a paper sleeve and tied with a ceremonial cord, stood ready for unveiling. Dozens of white chairs were arranged for special guests, while the rest of the community formed a large circle around them. The atmosphere was joyful and celebratory—filled with warm smiles, embraces, and moments of quiet reflection.
A Joyful Naming Ceremony
The ceremony began at 11:30 AM with opening remarks by Brother Pháp Lưu, a longtime disciple of Thích Nhất Hạnh and senior monk at Deer Park Monastery. He expressed gratitude to the sponsors and supporters whose tireless efforts—gathering signatures, submitting petitions, and navigating the approval process—made the co-naming initiative possible. New York City Council Member Shaun Abreu then delivered a speech recognizing Thích Nhất Hạnh’s contributions to the global mindfulness and peace movements, and shared that the initiative had received unanimous approval from the council. Following his remarks, Brother Pháp Không, representing the monastic community at Blue Cliff Monastery, offered reflections encouraging the public to honor Thầy’s legacy by living mindfully and peacefully. Mr. Abreu then led the crowd in two countdowns before unveiling the street sign. Participants responded with joyful songs, including “I Have Arrived, I Am Home” and “Please Call Me by My True Names,” filling the air with gratitude and joy. Ms. Thủy Đỗ, a lay dharma teacher who traveled from Garden Grove, California to attend the ceremony, remarked: “If one truly cherishes the journey of Thầy from the Plum Village tradition, they will undoubtedly be moved and deeply value the street-naming event on April 11. Thầy’s life was profoundly connected to New York—not only through his teaching mission but also through his engaged actions, advocating for peace and human rights.”

The newly unveiled “Thích Nhất Hạnh Way” sign at West 109th and Broadway, surrounded by joyful monastics and attendees capturing the moment.
Mindful Walking and Calligraphy Exhibition
Following the street naming, Brother Pháp Tuyển from Blue Cliff Monastery offered guidance on walking meditation, a core mindfulness practice introduced by Thích Nhất Hạnh. Practitioners were invited to walk slowly and attentively, synchronizing each step with their breath. From the corner of West 109th and Broadway Street, the group moved mindfully along Riverside Drive toward the Burke Library at Union Theological Seminary. The east bank of the Hudson River, awash in vibrant spring blossoms, offered a tranquil backdrop to the mindful procession. The sight of hundreds walking silently and deliberately formed a powerful contrast to the usual rush of Manhattan streets.

A 1962 letter from Thích Nhất Hạnh (then Nguyễn Xuân Bảo) accepting admission to Union Theological Seminary
Once the crowd reached the Burke Library, they were invited into a small but beautifully curated exhibition featuring Thích Nhất Hạnh’s calligraphy, writings, and archived materials from Columbia University. The exhibition took place in two intimate rooms lined with windows overlooking a courtyard bright with spring blossoms. Original calligraphy pieces were thoughtfully displayed on fabric panels in the warm brown hue of his monastic robe. Phrases such as “Peace in oneself, peace in the world” and “Enjoy this wonderful moment” served as gentle reminders of Thầy’s teachings. Tables throughout the space were filled with his books, ranging from the classic “The Miracle of Mindfulness” to more recent works like “At Home in the World,” accented by elegant flower arrangements, creating an atmosphere both scholarly and serene. It was a quiet yet powerful moment of reflection. One could not help but contemplate how far the young novice Phùng Xuân had come—from his humble village in Nông Cống, Thanh Hóa in central Vietnam to the Ivy League halls of Columbia University—and how he would go on to become one of the most influential spiritual leaders of our time.

A serene display from the calligraphy and book exhibition at Burke Library
Program at James Chapel
The afternoon program at James Chapel began with mindful eating, a practice pioneered by Thầy, as his students affectionately call him. James Chapel is an intimate worship space featuring high classical columns, elegant Tiffany glass windows, a beautifully detailed organ, and wooden pews. Two large pieces of fabric in warm red and orange hues were gracefully wrapped around a pair of front columns, lending a vibrant yet reverent energy to the setting. Participants collected their lunches—Vietnamese vegan bánh mì thoughtfully prepared and served in paper containers —and took their seats in the chapel’s sanctuary chairs. Sitting with his monastic siblings on the chancel, Brother Pháp Xả from the European Institute of Applied Buddhism (EIAB) gently guided the community to enjoy their meal in silence, savoring each bite slowly while being mindful of the many conditions that made the meal possible. For many, this moment of quiet presence offered a welcome and nourishing pause from the rushed, distracted meals so common in everyday life.

James Chapel’s interior, with red and orange fabric banners
After the meal, Sister Hoa Nghiêm from Blue Cliff Monastery introduced the audience to the chanting of the name of Avalokiteshvara Bodhisattva, the bodhisattva of compassionate listening, led by the monastics. The invocation was a solemn prayer offered for the victims of war, natural disasters, injustice, and oppression around the world.

Monastics chanting of the name of Avalokiteshvara Bodhisattva
Several speakers followed after the chanting. Mrs. Su Yon Pak, Dean of Union Theological Seminary, spoke thoughtfully about Thích Nhất Hạnh’s profound influence on both spiritual seekers and academic institutions. Kosen Greg Snyder, Senior Director and Assistant Professor of Buddhist Studies at Union, reflected on the Zen master’s enduring legacy and the inspiration behind the school’s Engaged Buddhism Program, which proudly bears his name.

Mrs. Su Yon Pak, Dean of Union Theological Seminary
Brother Pháp Lưu and Sister Thệ Nghiêm shared reflections on Thầy’s life and teachings, highlighting his work on engaged Buddhism, ethical conduct, and peace activism, as well as the central role of community building in his vision. They recounted his early efforts to unify the Vietnamese Buddhist community and his later academic work at Princeton and Union Theological Seminary, which focused on Buddhist psychology and engaged Buddhism. Brother Pháp Lưu revealed a little-known chapter in Thầy’s life: a planned self-immolation in New York City to protest the war—an act he ultimately decided against. Thầy’s vision of a “beloved community” emphasized mindfulness, true brotherhood and sisterhood, and collective compassion. Sister Thệ Nghiêm emphasized that ethical conduct, as taught by Thầy, is not only a moral guideline but a practical path to well-being and a compassionate society, deeply rooted in mindfulness.
Event Conclusion
Brother Pháp Không, representing the Plum Village monastic community, offered tokens of appreciation to those who contributed to making the naming event possible. The afternoon program concluded at around four o’clock with a short guided sitting meditation led by Sister Thần Nghiêm from Deer Park Monastery, followed by a reading of Thầy’s poem “Please Call Me by My True Names” and a musical rendition of the same name adapted by Joseph Emet. The lyrics—”Please call me by my true names, so I can hear all my cries and laughter at once, so I can see that my joy and pain are one.”—echoed gently through the high vaulted ceiling of James Chapel. The monastic chorus closed the ceremony with a sense of reverence and calm, encapsulating Thầy’s timeless message of interbeing, compassion, and non-duality. Though celebratory in spirit, the full-day event was infused with mindfulness practices from beginning to end—just as Thầy would have wished. As he often reminded his students, “If you want to find me, look for me in your mindful breaths, your mindful steps.”
You can watch the afternoon program via the following YouTube Live recordings:
Thích Nhất Hạnh Way Co-Naming Ceremony – Part 1
Thích Nhất Hạnh Way Co-Naming Ceremony – Part 2
Vietnamese Translation:
Thành Phố New York Vinh Danh Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Với Tên Đường Mới
New York City, ngày 11 tháng 4 năm 2025 – Trong cơn mưa xuân nhẹ nhàng và tiết trời se lạnh, thành phố New York đã chính thức khánh thành con đường mang tên “Thích Nhất Hạnh Way” tại giao lộ đường Broadway và West 109th Street, nhằm vinh danh Thiền sư Thích Nhất Hạnh – một thi sĩ, tác giả, tu sĩ và nhà hoạt động hòa bình người Việt Nam được kính trọng trên toàn thế giới. Ngài được biết đến rộng rãi như là “cha đẻ của chánh niệm” nhờ công lao đưa thực tập này đến phương Tây và truyền cảm hứng cho hàng triệu người qua giáo lý Phật giáo dấn thân và đời sống tỉnh thức.
Người tham dự tụ hội tại buổi lễ khánh thành con đường “Thích Nhất Hạnh Way” ở thành phố New York vào ngày 11 tháng 4 năm 2025.
Một Ngày Xuân Đầy Ý Nghĩa
Bất chấp thời tiết giá lạnh, hàng trăm người đã tụ hội tại giao lộ đường West 109th và Broadway, chỉ cách vài bước từ địa chỉ 306 West 109th, nơi Thầy Thích Nhất Hạnh từng ở chung một phòng studio trên tầng năm vào năm 1962-1963 với bạn cùng phòng – nay là Mục sư Stephen Headley. Người tham dự bao gồm chư Tăng Ni từ Tu Viện Bích Nham (New York), Tu Viện Lộc Uyển (California), các vị cư sĩ thuộc tăng thân Làng Mai tại khu vực New York, cùng các thân hữu đến từ khắp nơi trên nước Mỹ, thậm chí từ California và Việt Nam. Sở cảnh sát New York (NYPD) đã tạm thời đóng một đoạn đường West 109th gần giao lộ Broadway để phục vụ buổi lễ. Biển tên đường được phủ giấy và buộc bằng một sợi dây, sẵn sàng chờ được kéo ra. Hàng chục ghế trắng dành cho khách mời được sắp xếp ngay ngắn, trong khi những người còn lại tạo thành một vòng tròn lớn xung quanh. Bầu không khí tràn đầy niềm vui và sự trang trọng – với những nụ cười ấm áp, cái ôm thân tình, và những khoảnh khắc tĩnh lặng đầy chánh niệm.
Lễ Đặt Tên Đường Trong Niềm Hân Hoan
Buổi lễ bắt đầu lúc 11:30 sáng với phần phát biểu khai mạc của Thầy Pháp Lưu – một đệ tử lâu năm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh và là một thầy lớn tại Tu Viện Lộc Uyển. Thầy bày tỏ lòng biết ơn đến các nhà tài trợ và những người đã không mệt mỏi vận động, thu thập chữ ký, đệ trình kiến nghị và dẫn dắt quá trình phê duyệt để sáng kiến đặt tên đường được thành công. Nghị viên Hội đồng Thành phố New York, ông Shaun Abreu, đã có bài phát biểu ghi nhận đóng góp to lớn của Thầy Thích Nhất Hạnh đối với phong trào chánh niệm và hòa bình toàn cầu, đồng thời chia sẻ rằng hội đồng đã nhất trí thông qua đề xuất này với số phiếu tuyệt đối. Sau phần phát biểu của ông, Thầy Pháp Không – đại diện cho Tăng thân tại Tu viện Bích Nham– đã chia sẻ cảm tưởng và mời gọi cộng đồng tiếp nối di sản của Thầy bằng cách sống chánh niệm và hòa bình. Ông Abreu sau đó đã cùng mọi người đếm ngược hai lần trước khi kéo tấm giấy phủ và chính thức khánh thành biển tên đường. Mọi người cùng nhau hát vang “Đã Về Đã Tới” và “Hãy Gọi Đúng Tên Tôi” trong không khí tràn đầy biết ơn và hân hoan. Bà Đỗ Thuỷ, một vị giáo thọ cư sĩ đến dự buổi lễ từ Garden Grove, California, đã nhận xét: “Tôi nghĩ rằng, nếu người trẻ Việt Nam thật sự tìm hiểu sâu về cuộc đời của Sư Ông, vượt qua khuôn khổ của thiền và chánh niệm, họ sẽ thấy sự kiện ngày 11 tháng 4 mang một dấu ấn rất lớn. Nó không chỉ là một bảng tên đường, mà là lời nhắc nhở về một tấm gương sống đẹp mà họ có thể học theo.”
Biển tên đường “Thích Nhất Hạnh Way” vừa được khánh thành tại góc đường West 109th và Broadway
Thiền Hành và Triển Lãm Thư Pháp
Sau lễ đặt tên, Thầy Pháp Tuyển từ Tu viện Bích Nham hướng dẫn đại chúng thực tập thiền hành – một pháp môn cốt lõi do Thiền sư Thích Nhất Hạnh truyền dạy. Các hành giả được mời gọi đi chậm rãi và tỉnh thức, điều hòa từng bước chân theo hơi thở. Từ góc đường West 109th và Broadway, đoàn người thiền hành trong im lặng dọc theo đại lộ Riverside Drive hướng về thư viện Burke của Trường Thần Học Union. Bờ đông sông Hudson rực rỡ hoa xuân là phông nền thanh bình cho đoàn người đi trong chánh niệm. Hình ảnh hàng trăm người bước đi lặng lẽ, đầy chú tâm đã tạo nên một tương phản sâu sắc với nhịp sống hối hả thường nhật của Manhattan.
Khi đến thư viện Burke, mọi người được mời vào tham quan một triển lãm nhỏ nhưng được sắp đặt trang nhã với các tác phẩm thư pháp, sách vở và tư liệu lưu trữ về Thầy Thích Nhất Hạnh tại Đại học Columbia. Triển lãm được bố trí trong hai căn phòng nhỏ với cửa sổ nhìn ra sân trong ngập tràn hoa xuân. Những bức thư pháp gốc được treo trên nền vải nâu – màu áo nâu của người xuất gia Làng Mai. Những cụm từ như “Peace in oneself, peace in the world” (Bình an trong tự thân, bình an trong thế giới) và “Enjoy this wonderful moment” (Hãy tận hưởng giây phút tuyệt vời này) nhắc nhở nhẹ nhàng về giáo lý của Thầy. Các bàn sách trưng bày các tác phẩm từ cuốn kinh điển “The Miracle of Mindfulness” (Phép lạ của sự tỉnh thức) đến các sách mới hơn như “At Home in the World” (An trú giữa trần gian), được điểm tô bằng những bình hoa trang nhã, tạo nên không gian vừa học thuật vừa tĩnh lặng. Thật khó mà không bồi hồi khi nghĩ về hành trình của sư chú Phùng Xuân từ làng quê Nông Cống, Thanh Hóa đến hành lang học thuật của Columbia – và trở thành một trong những nhà lãnh đạo tâm linh có ảnh hưởng nhất thời đại.
Bức thư năm 1962 của Thầy Thích Nhất Hạnh (khi đó là Nguyễn Xuân Bảo) chấp nhận nhập học tại Trường Thần Học Union.
Một góc trưng bày tĩnh lặng tại triển lãm thư pháp và sách của Thầy tại Thư viện Burke.
Chương Trình Tại Nhà Nguyện James
Chương trình buổi chiều diễn ra tại Nhà nguyện James bắt đầu với phần thiền ăn trong chánh niệm – một thực tập do Thầy khởi xướng và truyền dạy. Nhà nguyện James là không gian thờ phượng ấm cúng với những cột trụ cổ điển cao, cửa sổ kính màu Tiffany tinh tế, một cây đàn organ chạm trổ đẹp mắt, và những dãy ghế gỗ cổ điển. Hai tấm vải lớn màu đỏ và cam được quấn quanh hai cột phía trước, mang lại vẻ trang nghiêm nhưng sống động cho không gian. Người tham dự nhận phần ăn trưa – bánh mì chay kiểu Việt Nam được chuẩn bị chu đáo và đựng trong hộp giấy – rồi an tọa trên những chiếc ghế đơn giản trong nhà nguyện. Ngồi cùng các huynh đệ của mình trên bục cao, Thầy Pháp Xả từ Viện Ứng Dụng Phật Giáo Châu Âu (EIAB) đã nhẹ nhàng hướng dẫn đại chúng dùng bữa trong thinh lặng, thưởng thức từng miếng ăn chậm rãi với chánh niệm, biết ơn những điều kiện đã góp phần tạo nên bữa ăn này. Với nhiều người, đây là một khoảng lặng quý giá giữa nhịp sống hối hả thường nhật.
Bên trong Nhà nguyện James
Sau bữa ăn, Sư cô Hoa Nghiêm từ Tu viện Bích Nham đã giới thiệu đến đại chúng nghi thức tụng danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm – vị Bồ Tát của lắng nghe đầy từ bi. Chư Tăng Ni đã cùng trì tụng như một lời cầu nguyện trang nghiêm dành cho các nạn nhân của chiến tranh, thiên tai, bất công và áp bức trên khắp thế giới.
Quý tăng ni tụng danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm
Tiếp theo là phần phát biểu của các diễn giả. Bà Su Yon Pak, Trưởng khoa Trường Thần Học Union, đã chia sẻ một cách sâu sắc về ảnh hưởng to lớn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đối với cả những người tìm cầu tâm linh lẫn môi trường học thuật. Ông Kosen Greg Snyder, Giám đốc cấp cao và Trợ lý Giáo sư ngành Nghiên cứu Phật học tại Union, đã tưởng niệm di sản bền vững của Thiền sư và chia sẻ cảm hứng hình thành nên Chương trình Phật Giáo Dấn thân tại trường, một chương trình mang tên Thầy.
Bà Su Yon Pak, Trưởng Khoa Trường Thần Học Union
Thầy Pháp Lưu và Sư Cô Thệ Nghiêm tiếp tục chia sẻ về cuộc đời và giáo lý của Thầy, làm nổi bật tinh thần Phật giáo dấn thân, đạo đức, và sự vận động vì hòa bình – cũng như vai trò trung tâm của việc xây dựng những cộng đồng tu học hay còn gọi là “tăng thân”. Thầy Pháp Lưu nhắc lại những nỗ lực ban đầu của Thầy nhằm thống nhất Phật giáo Việt Nam, cũng như hành trình học thuật của Thầy tại Princeton và Union, nơi Thầy nghiên cứu Phật học ứng dụng và tâm lý học Phật giáo. Một chi tiết ít người biết được Thầy Pháp Lưu chia sẻ là Thầy từng dự định tự thiêu tại New York để phản đối chiến tranh – nhưng cuối cùng đã từ bỏ ý định đó. Thầy kêu gọi xây dựng một “Cộng đồng yêu thương” dựa trên sự thực tập chánh niệm, tình huynh đệ, và lòng từ bi tập thể. Sư cô Thệ Nghiêm nhấn mạnh rằng giới luật trong giáo lý của Thầy không chỉ là nguyên tắc đạo đức, mà còn là một con đường thực tiễn đưa đến hạnh phúc và một xã hội từ bi, bắt nguồn từ sự thực tập chánh niệm.
Kết Thúc Sự Kiện
Thầy Pháp Không, đại diện cho Tăng thân Làng Mai, đã thay mặt gửi tặng những món quà tri ân đến những người đã góp phần thực hiện thành công buổi lễ đặt tên đường. Chương trình kết thúc vào khoảng 4 giờ chiều bằng một buổi thiền tọa ngắn do Sư cô Thần Nghiêm từ Tu viện Lộc Uyển hướng dẫn, tiếp theo là phần đọc bài thơ “Hãy Gọi Đúng Tên Tôi” của Thầy, và phần hát bài hát cùng tên do nhạc sĩ Joseph Emet phổ nhạc. Lời ca:
“Hãy nhớ gọi đúng tên tôi
Cho tôi được nghe một lần tất cả những tiếng tôi khóc tôi cười
Cho tôi thấy được nỗi đau và niềm vui là một”
vang lên nhẹ nhàng mà sâu lắng dưới mái vòm cao của Nhà nguyện James.
Giọng ca hợp xướng trang nghiêm của chư Tăng Ni đã khép lại sự kiện bằng một không khí tĩnh lặng và đầy xúc cảm, thể hiện trọn vẹn thông điệp về tương tức, từ bi và vô phân biệt – những giáo lý nền tảng trong truyền thống chánh niệm mà Thầy để lại. Dù mang tính chất lễ hội, sự kiện kéo dài cả ngày vẫn tràn ngập thực tập chánh niệm từ đầu đến cuối – đúng như tinh thần mà Thầy luôn nhắn nhủ: “Nếu bạn muốn tìm tôi, hãy tìm tôi trong từng hơi thở chánh niệm, từng bước chân thảnh thơi.”
Quý vị có thể xem lại chương trình buổi chiều qua các liên kết YouTube Live sau đây:
6 responses to “New York City Honors Zen Master Thích Nhất Hạnh with Street Co-Naming”
Thank you so much for this beautiful and very complete description of the day of Thay’s co-naming ceremony on 109th St. I am so grateful to everyone who made this happen.
Dear Beverly,
Thank you so much for your kind message. It was truly a day filled with love, mindfulness, and deep collective gratitude. We’re honored that this reflection helped capture the spirit of Thầy’s co-naming ceremony. And yes, immense thanks to all the hearts and hands that made it possible. 🙏💛
With gratitude,
Chân Bảo Hải
Thank you so much for this beautiful sharing. This article and photos as well as a link have helped me to be part of this meaningful moment even though I was not able to be present. I feel such joy as well as tearful compassion. I am grateful for all the efforts of so many, that have brought the celebration and the naming of the street sign to reality on April 11, 2025!
Dear Elena,
Thank you so much for your heartfelt words. We’re deeply touched to know that the article, photos, and video links helped you feel connected to the ceremony, even from afar. Thầy’s spirit was truly present in every moment, and it’s the collective presence—both in person and online—that made the event so meaningful. Your joy and compassion are part of that energy. Thank you for practicing with us. 🙏
In gratitude,
Chân Bảo Hải
Thank you for writing such a detailed and loving article on the wonderful occasion of the recognition of my beloved teacher in NYC where I once lived. I feel like I was there! Such joy.
Barbara Rose
Resourceful Calm of the Heart
Tucson, AZ
Dear Barbara,
Thank you so much for your kind words. It means a lot to know that the article helped bring you into the heart of the celebration, especially in a city that holds meaning for you. Thầy’s presence was felt so deeply that day, and your joy is a beautiful part of that continued collective energy. We’re so glad you could feel it from wherever you are. 🙏💛
In gratitude,
Chân Bảo Hải